Dịch vụ kế toán tại Nghệ An  - Dịch vụ kế toán tại Vinh  - Dịch vụ báo cáo thuế tại Nghệ An  - Dịch vụ báo cáo tài chính tại Nghệ An  - Chữ ký số tại Nghệ An

Cách hạch toán tài sản cố định theo quy định hiện hành

Khi doanh nghiệp mua tài sản về để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà tài sản đó thỏa mãn được điều kiện là tài sản cố định: có giá trị từ 30 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên thì kế toán coi đó là tài sản cố định và hạch toán vào tài khoản 211.

  1. Nguyên tắc kế toán
  2. a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
  3. b) Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
  4. c) Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy

– Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

– Có giá trị theo quy định hiện hành

Cách hạch toán tài sản cố định

Cách hạch toán tài sản cố định

  1. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình

Bên Nợ:

– Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa

– Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp

– Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại

Bên Có:

– Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho doanh nghiệp khác,

thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,…

– Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận

– Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp

  1. Một số nghiệp vụ phát sinh thường xuyên:

3.1.Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận

Chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng…, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Có các TK 111, 112,…

3.2. Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản

Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412) (số tiền thuê trả trước)

Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có các TK 111, 112,…

3.3. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ

phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:

Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412) (giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiể

của tài sản thuê không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá T

ghi:

Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước, hoặc

Có các TK 111, 112,… (số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản

3.4. Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

Khi trả nợ gốc, trả tiền lãi thuê cho bên cho thuê, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412) (nợ gốc trả kỳ này)

Có các TK 111, 112,…

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận