Dịch vụ kế toán tại Nghệ An  - Dịch vụ kế toán tại Vinh  - Dịch vụ báo cáo thuế tại Nghệ An  - Dịch vụ báo cáo tài chính tại Nghệ An  - Chữ ký số tại Nghệ An

Doanh nghiệp cần làm gì khi quyết toán thuế

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải quyết toán thuế áp dụng tùy từng thời điểm, Vậy khi có cơ quan thuế xuống kiểm tra thanh tra quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì ?

Công ty Luật Blue là đơn vị với đội ngũ luật sư uy tín lâu năm đã từng đi quyết toán thuế cho hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn Thanh – Nghệ  – Tĩnh. Với những kinh nghiệm có được Công ty Luật Blue sẽ chia sẻ kỹ năng kinh nghiệm khi đi quyết toán thuế để các bạn nắm bắt được giúp kế toán nhà mình tự tin hơn khi đi quyết toán

Các nhân viên thuế sẽ đi thành từng tốp 2-3 người hoặc nhiều hơn nữa tùy theo khối lượng công việc. Mỗi người họ sẽ kiểm tra từng mục thuế khác nhau nên nếu bạn không muốn bị quay vòng vòng một lúc bởi hàng tá câu hỏi của họ, bạn nên sắp xếp lịch trước để không rơi vào tình huống bị động.

Các sắp xếp tổ chức chứng từ bạn nên thực hiện như sau:

Kiểm tra lại xem các báo cáo thuế đã đúng, chuẩn chỉ chưa ? Nếu chưa thì làm báo cáo điều chỉnh, bổ sung. Khi Thuế đã ra quyết định  & công bố thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT thì coi như số phận đã an bài. Vậy soát xét lại báo cáo thuế lần nữa.

Doanh nghiệp cần làm gì khi quyết toán thuế

Doanh nghiệp cần làm gì khi quyết toán thuế

Thuế giá trị gia tăng

– Thường được bắt đầu bằng công đoạn kiểm tra hoá đơn theo báo cáo thuế. Do vậy bạn cần sắp xếp hóa đơn GTGT đầu ra đầu vào bản gốc kèm theo các tờ khai, nhớ sắp xếp theo thứ tự để họ kiểm tra.

– Cần phải kiểm tra lại tất cả các hóa đơn đã kê khai trước khi họ vào kiểm tra

– Các hóa đơn bị mất bản gốc, chỉ có bản pho to cần chuẩn bị kèm theo các công văn báo mất đã gửi cơ quan thuế.

– Các hóa đơn đầu ra hủy cần pho to kèm với biên bản hủy để riêng ra.

– Các hoá đơn mua hàng có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng trở lên bạn nên có bản sao chứng từ thanh toán kèm theo để đỡ mất công mỗi lần cán bộ thuế hỏi lại phải đi tìm trong đống sổ phụ ngân hàng.nếu không có bạn có thể lập bảng kê thanh toán qua ngân hàng để giải trình cho dễ.

– Nhân viên thuế thường sẽ đòi 1 file excel tổng hợp tất cả các báo cáo thuế cho họ và mẫu sổ trên excel hoặc trên PM để họ tiện kiểm tra. Nên tốt nhất mình lập sẵn một file excel tổng hợp đó khi họ cần cung cấp được luôn.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Với tờ khai Quyết Toán Thuế TNDN : Kiểm tra Doanh Thu/Chi Phí trên Tờ Khai Thuế đã ổn với sổ sách chưa ? CHênh lệch giữa LN kế toán với LN Thuế ở đâu cũng phải tự giải trình sẵn trên file word.

– Có thời gian thì soát xét lại các khoản chi phí, tự khoanh vùng xem những chi phí nào có khả năng bị loại, rủi ro lớn nhất (là những khoản chi phí ko theo Luật Thuế, ko được chấp nhận theo Luật Thuế…)

Thuế Thu nhập cá nhân

Với tờ khai QT Thuế TNCN : Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)? Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa ? Quan trọng nữa : Kiểm tra hợp đồng lao động xe đã đầy đủ chưa ? Và các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa ? Nếu chưa phải làm phụ lục HDLD đưa hết vào trong HDLD các khoản lương, thưởng & phụ cấp rõ ràng nhé.

Trên đây là nhưng kinh nghiệm mà Công ty Luật Blue xin chia sẻ cùng các bạn đọc tham khảo để cùng bổ trợ cho công việc kế toán của mình nhé!

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận